Dịch vụ Pháp lý ( Bảo hộ thương hiệu )


TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU


DỊCH VỤ ICHECK CUNG CẤP


HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI SẢN PHẨM / DỊCH VỤ NHÃN HIỆU  

1. TỔNG QUAN

  • Nhãn hiệu có chức năng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ, vì vậy, khi nhãn hiệu được đăng ký phải gắn liền với hàng hóa/dịch vụ mà chủ sở hữu dự định sẽ gắn nhãn hiệu đó. 

  • Việc phân loại hàng hóa/dịch vụ do TSC của ICheck thực hiện miễn phí cho khách hàng. 

  • Chỉ sau khi phân loại xong hàng hóa/dịch vụ của nhãn hiệu mới có thể tính toán chi phí và thực hiện báo giá.

2. HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI CHÍNH THỨC

  • Toàn bộ hàng hóa/dịch vụ được phân loại theo Bảng phân loại NICE, trong đó:
    o Các nhóm 1-34: là các nhóm hàng hóa
    o Các nhóm 35-45: là các nhóm dịch vụ

  • Để hiểu được bản chất phân loại các nhóm hàng hóa dịch vụ : Đọc Class Heading

  • Bảng phân loại Nice 

  • Cách thức phân loại:
    o Bước 1: Đối chiếu với Class Heading để xác định nếu theo bản chất thì hàng hóa/dịch vụ cần phân loại thuộc nhóm nào. 
    o Bước 2: Dùng tính năng search trên file Bảng phân loại Nice để tìm kiếm xác định hàng hóa/dịch vụ khách hàng yêu cầu thuộc nhóm nào. 
    o Lưu ý: việc tìm kiếm được thực hiện với từng hàng hóa/dịch vụ

3. HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM PHÂN LOẠI NHANH

Việc xác định phân loại nhanh được thực hiện trên cơ sở là dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ với các đơn đăng ký nhãn hiệu có cùng loại hàng hóa/dịch vụ của khách hàng. 

  • Bước 1: Truy cập đường link sau: http://ipplatform.vipri.gov.vn/database/nhan-hieu/tra-cuu-co-ban 

  • Bước 2: Tại mục “Tên SP/DV” điền tên hàng hóa/dịch vụ muốn tra cứu. Lưu ý: tên hàng hóa/dịch vụ muốn tra cứu để trong dấu ngoặc kép “”. Ví dụ:
     

  • Bước 3: Click nút   ở góc dưới cùng bên phải màn hình. Màn hình sẽ hiển thị thông tin các nhãn hiệu đăng ký cho sản phẩm tra cứu (“xà phòng”) như dưới đây:
     

  • Bước 4: Click để chọn trang cuối cùng (như trong ví dụ là trang 20) để có danh sách những nhãn hiệu được nộp mới hơn trang đầu tiên. 

  • Bước 5: Chọn bất kỳ 01 nhãn hiệu, click vào mục “Số đơn” (Ví dụ   ), website sẽ hiển thị thông tin của đơn được đăng ký nhãn hiệu đó như sau:
     

  • Bước 6: Tại mục (511) Phân loại SP/DV (Nice) có thể thấy sản phẩm được tra cứu ở trong đó, và đã được phân loại. Như trong Ví dụ là sản phẩm “xà phòng” đã được phân loại ở Nhóm 03. 
     

Lưu ý 

Với các trường hợp phức tạp TSC đã phân loại theo hướng dẫn và không thực hiện được, hoặc ra nhiều kết quả, TSC sẽ chuyển yêu cầu phân loại cho Bộ phận Pháp chế. 



HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH PHÍ

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU 

1. TỔNG QUAN 

Nhìn lại nội dung trong Bảng phí dịch vụ Nhãn hiệu:



Chi phí đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc vào 03 yếu tố:

  • Số lượng nhãn hiệu: Mỗi nhãn hiệu tương ứng với 01 đơn đăng ký 
    => Mỗi nhãn hiệu đều chịu khoản phí tại Mục 2.1.

  • Số lượng nhóm hàng hóa/dịch vụ: Khoản phí tại Mục 2.1 chỉ dành cho việc nộp 01 đơn đăng ký nhãn hiệu với 01 nhóm hàng hóa/dịch vụ 
    => Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu mà có nhiều hơn 01 nhóm hàng hóa/dịch vụ thì mỗi nhóm tăng thêm phải chịu mức phí tại Mục 2.2

  • Số lượng hàng hóa dịch vụ trong mỗi nhóm: Khoản phí tại Mục 2.1 và 2.2 chỉ dành cho việc đăng ký nhãn hiệu của những nhãn hiệu có danh mục hàng hóa/dịch vụ không vượt quá 6 sản phẩm/dịch vụ ở mỗi nhóm
    => Nếu danh mục hàng hóa/dịch vụ có nhóm chứa nhiều hơn 6 hàng hóa/dịch vụ, thì với mỗi hàng hóa/dịch vụ tăng thêm sẽ phải chịu mức phí tại Mục 2.3. 

2. HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH PHÍ

  • Xác định số lượng nhãn hiệu của đơn hàng: tạm gọi là a

  • Xác định tổng số nhóm tăng thêm của mỗi nhãn hiệu: tạm gọi là b

  • Xác định tổng số hàng hóa/dịch vụ tăng thêm trong mỗi nhóm: tạm gọi là c

  • Đưa các thông số tính được vào bảng tính dưới đây:



    3. VÍ DỤ
    Yêu cầu:
    Tính báo giá đối với yêu cầu của khách hàng như sau:


BÁO GIÁ





Q & A

Anh/chị chưa đăng ký kinh doanh thì có đăng ký nhãn hiệu được không?

Được. Khách hàng có thể đăng ký nhãn hiệu dưới tên cá nhân trước. Sau này
nếu khách hàng đăng ký thành lập doanh nghiệp thì có thể thực hiện việc sửa
đổi thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu thành doanh nghiệp thông qua thủ tục sửa
đổi – chuyển nhượng.

Thủ tục tra cứu là không bắt buộc. Tuy nhiên do thời gian thẩm định để có kết
quả tại Cục là quá dài, vì vậy, để tránh trường hợp đầu tư phát triển một nhãn
hiệu không có khả năng bảo hộ, chúng tôi khuyến khích khách hàng thực hiện
tra cứu để biết được khả năng được bảo hộ thành công của nhãn hiệu là bao
nhiêu.

Chúng tôi thực hiện tra cứu thông qua dữ liệu và xét nghiệm viên của Cục Sở
hữu trí tuệ. Tuy nhiên, kết quả tra cứu chỉ được sử dụng mang mục đích tham
khảo mà không phải là 01 kết luận chính thức của Cục.

Có. Việc đăng ký kinh doanh sẽ xác lập tên gọi của doanh nghiệp. Trong khi đó,
nhãn hiệu là tên gọi của sản phẩm/dịch vụ. Vì vậy, nếu anh/chị muốn sử dụng
tên doanh nghiệp là tên gọi của sản phẩm/dịch vụ của mình, và muốn được bảo
hộ tên gọi đó, thì anh/chị vẫn phải đăng ký nhãn hiệu.

Kết quả bảo hộ thấp có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân và hướng xử lý
được đề cập trong kết luận của Báo cáo tra cứu. TSC sẽ tham khảo Báo cáo tra
cứu và tham vấn ý kiến của Pháp chế để tư vấn cho khách hàng.

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Có 02 phương án để khách hàng lựa chọn:

  •  Phương án đăng ký 01 đơn đăng ký nhãn hiệu có chứa nhiều nhóm:
       o Ưu điểm: tiết kiệm chi phí hơn (báo giá cụ thể cho khách hàng)
       o Nhược điểm: khả năng bảo hộ của đơn được xem xét trên tất cả
    các nhóm, chỉ cần 1 nhóm bị từ chối sẽ ảnh hưởng đến khả năng
    bảo hộ của đơn, mất thời gian xử lý.
     
  • Phương án đăng ký nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu, mỗi đơn chứa 01
    nhóm:
       o Ưu điểm: Khả năng bảo hộ được xem xét độc lập. Giả sử có 01
    nhóm không được bảo hộ thì cũng không ảnh hưởng đến những
    đơn còn lại, thời gian xem xét sẽ nhanh hơn.
       o Nhược điểm: chi phí cao hơn (báo giá cụ thể cho khách hàng)

iCheck có hỗ trợ khách hàng trong quá trình xử lý đơn, với mức chi phí được quy
định trong bảng giá. TSC sẽ chuyển yêu cầu của khách hàng đến Phòng Pháp
chế trực tiếp tư vấn và xử lý.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu chưa bao gồm chi phí cấp bằng. Để đảm bảo quyền
lợi cho khách hàng, chúng tôi đã tách riêng các chi phí này, và khách hàng chỉ
phải thanh toán chi phí cấp bằng sau khi nhận được Thông báo dự định cấp văn
bằng từ Cục Sở hữu trí tuệ.

Hiện tại, do nguyên nhân số lượng đơn tồn đọng tại Cục Sở hữu trí tuệ là quá
lớn, thời gian từ khi đăng ký đến khi cấp bằng thường bị kéo dài 8-12 tháng so
với quy định trong luật. Đây là thực trạng chung và hầu như không có ngoại lệ.
Tuy nhiên, Icheck cam kết thời gian thực hiện dịch vụ tra cứu của chúng tôi được
đảm bảo như đã thông báo đến khách hàng.
Đồng thời, với những đơn đăng ký bị quá hạn, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng
yêu cầu Cục ưu tiên xử lý qua đường công văn chính thức.

Việc chưa nhận được Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ có thể do nguyên nhân
thất lạc công văn hoặc lý do quá trình thẩm định tại Cục bị chậm trễ.
Icheck sẽ kiểm tra tình trạng đơn và thông báo hướng xử lý đến khách hàng:

  • Nếu do Công văn thất lạc, Icheck sẽ liên hệ với Cục để lấy công văn cho
    khách
  •  Nếu do quá trình thẩm định bị chậm trễ, Icheck sẽ yêu cầu Cục ưu tiên xử
    lý qua đường công văn chính thức.

Về bản chất, để có được đầy đủ quyền đối với nhãn hiệu, khách hàng cần đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu cho logo của mình.
Việc đăng ký quyền tác giả (bản quyền) cho logo chỉ nên thực hiện khi việc đăng
ký nhãn hiệu không thể thực hiện được (sau khi tra cứu phát hiện nhãn hiệu
không đăng ký được chẳng hạn) hoặc khi khách hàng muốn có trước 1 công cụ
phục vụ cho quảng bá sản phẩm – do thời gian đăng ký bản quyền sẽ nhanh
hơn rất nhiều, thường chỉ kéo dài trong 01 tháng.

Theo quy định hiện hành, nếu nhãn hiệu đăng ký mà không sử dụng thì sẽ có
khả năng bị chấm dứt hiệu lực.
Đồng thời, được quy định là sử dụng nhãn hiệu khi nhãn hiệu sử dụng trên thực
tế phải giống với nhãn hiệu đã đăng ký.
Do đó, ngay cả khi chỉ sửa đổi 1 chút, anh/chị cũng nên đăng ký nhãn hiệu mới,
để tránh phải rủi ro bị chấm dứt hiệu lực như đề cập ở trên.

Nguyên tắc của luật Việt Nam là “first to file”, nghĩa là ai đăng ký trước sẽ được
ưu tiên bảo hộ trước.

Vì vậy, anh/chị nên đăng ký nhãn hiệu ngay để tránh bên khác có thể “nhanh
chân” đăng ký trước và khiến anh/chị không thể đăng ký nhãn hiệu được nữa.

Có. Icheck hỗ trợ khách hàng dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu, bao gồm
chuyển nhượng nhãn hiệu đang đăng ký (chuyển nhượng đơn) và chuyển
nhượng nhãn hiệu đã được bảo hộ (chuyển nhượng bằng). TSC chuyển trực
tiếp case này cho Pháp chế tư vấn tiếp.
Thủ tục trên cũng áp dụng cho khách hàng muốn mua lại nhãn hiệu của người
khác.

Được. Icheck hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục sửa đổi nội dung đối với
cả đơn đang trong quá trình đăng ký và đơn đã được cấp văn bằng.
TSC chuyển yêu cầu của khách hàng đến Phòng Pháp chế tư vấn trực tiếp và
báo giá.

Không.
Việc sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu, ở đây là danh mục sản phẩm/dịch vụ, chỉ
được thực hiện khi nó không làm tăng phạm vi bảo hộ.
Nghĩa là việc sửa đổi được chấp nhận chỉ khi là xóa bớt sản phẩm/dịch vụ.
Trong trường hợp muốn bổ sung nhóm sản phẩm/dịch vụ, anh/chị cần nộp đơn
đăng ký nhãn hiệu mới cho nhóm muốn bổ sung.

Điều này phụ thuộc vào định hướng kinh doanh của anh/chị.
Thông thường nhãn hiệu được đăng ký dưới tên công ty là phù hợp nhất, do
Công ty chính là chủ thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
Tuy nhiên nếu anh/chị muốn đứng tên cá nhân đăng ký nhãn hiệu thì vẫn có thể
thực hiện được. Sau đó, anh/chị có thể thực hiện thủ tục license (chuyển giao
quyền sử dụng) để cho phép công ty sử dụng nhãn hiệu.

TSC chủ động đọc tài liệu đào tạo và tìm kiếm câu trả lời cho khách hàng. Đối
với các vấn đề không trình bày trong tài liệu đào tạo, TSC tham vấn pháp chế để
trả lời.

Đánh giá
0 0

Hiện tại không có cảm nhận.

để trở thành người bình luận đầu tiên.